8 Bẫy Tâm Lý Nhà Đầu Tư Nên Tránh
Nhiều tác giả đã viết về những cạm bẫy tâm lý hoặc hành vi khiến mọi người đi sai hướng với cuộc sống của họ nói chung. Khá thường xuyên, một số dạng tâm lý rối loạn chức năng cổ điển thể hiện trực tiếp trong hành vi đầu tư.
Ở đây, chúng ta hãy xem xét tám bẫy tâm lý phổ biến mà các nhà đầu tư có thể trở thành nạn nhân, được xác định bằng tài chính hành vi .
1. Bẫy neo
Sự phụ thuộc quá mức vào những gì bạn nghĩ ban đầu. Ví dụ khi bạn đầu tư có lãi ở một crypto nào đó bạn có xu hướng cho rằng đó là crypto tốt và luôn mang lại cho bạn lợi nhuận. Điều này hoàn toàn có thể bị phá vỡ trong tương lai hãy nhìn Nokia sau vài thập kỷ, hay các vụ thiên nga đen với thị trường tài chính. Biết đâu may rủi bạn lại đang đầu tư đúng lúc thiên nga đen
2. Bẫy chi phí chìm
Bạn có thiên hướng bảo vệ những lần thất bại và thua lỗ trong quá khứ. Con người mà thật khó để chấp nhận mình sai và thất bại.
Do đó mọi người có xu hướng ôm khoản lỗ (hay gồng lỗ rất giỏi nhưng gồng lời kém)
Nếu bạn bám vào giá vàng ở 2011 thì 10 năm sau bạn mới hoàn vốn (danh nghĩa thôi vì lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế nữa thì rõ ràng chưa thể hòa vốn, và thực ra 10 năm sau có hòa vốn đi nữa thì rõ ràng tăng trưởng kinh tế khiến bạn nghèo đi hơn hàng xóm) thay vào đó 10 năm qua các cơ hội trên thị trường tài chính không hề ít. Khác nào 10 năm đã vào sọt rác số tiền của bạn?
3. Bẫy xác nhận
Bạn có thiên hướng tìm đến những ý tưởng, ý kiến của người khác giống với ý tưởng của mình (hầu hết những ý tưởng này mang lại sai lầm vì kết quả nói lên tất cả đa số mất tiền, 5% còn lại sở hữu 90% tài sản)
Khi giao dịch trên thị trường tài chính cũng vậy thôi, bạn đang cho rằng giá sẽ tiếp tục và bạn có thiên hướng tìm kiếm, nghe, xem những video nói về tăng giá (những video nói về giảm giá đi ngược lại kỳ vọng của bạn và bạn coi đó là kẻ ngu ngốc). Có thể bạn đúng trong trường hợp này nhưng điều quan trọng là bạn bị thiên hướng xác nhận nên bản thân bạn đã đánh mất cái nhìn tổng quan của giá. Giống như thầy bói xem voi vậy.
4. Bẫy mù
Khi đầu tư vào một sản phẩm và bạn đang thấy có vấn đề với sản phẩm đó, như các vụ bê bối, gian lận, hacker…bạn phớt lờ thông tin đó và ôm hàng tiếp tục do bạn chỉ quan tâm đến tin tức thể thao hàng ngày
5. Bẫy tương đối
Ví dụ thực tế ở thị trường tiền số nhiều người theo dõi các quỹ đầu tư mua và làm theo nhưng thực ra quỹ họ tối đa chỉ 5% tổng tài sản cho vào crypto trong khi cá nhân có những người all in (100% tài sản) vào crypto. Rõ ràng cùng 1 thị trường, cùng giá mua nhưng kết quả sẽ hoàn toàn khác nhau
6. Bẫy hứng thú phi lý
Khi các nhà đầu tư bắt đầu tin rằng quá khứ tương đương với tương lai, họ đang hành động như thể không có bất ổn trên thị trường. Thật không may, sự không chắc chắn không bao giờ biến mất.
Những bong bóng tài chính 20 năm qua có lẽ ai đã trải qua 1 đến 2 chu kỳ thị trường thì rất rõ.
Ngược lại với hứng thú phi lý thì đó là sợ hãi tột độ ví dụ ở Nhật Nikkei đạt đỉnh vào 1990 và chưa bao giờ quay trở lại đỉnh cũ sau 30 năm qua. Những người đầu tư ở tuổi 30 giờ đã 60- 70 tuổi chưa hoàn vốn. Và họ không cho con cái mình đầu tư chứng khoán nữa vì họ coi đó là cờ bạc.
Tâm lý thị trường tài chính thường thấy lỗ thì coi đó là cờ bạc, còn lãi lớn thì hưng phấn và cho rằng đó là cơ hội. Nếu bạn sinh ra ở mỹ và đầu tư vào 1990 thì giờ đây bạn đang nói với con cái mình rằng thị trường chứng khoán thật nhiều cơ hội cứ mua đi rồi sẽ thắng.
Đúng là cùng 1 bối cảnh nhưng 2 sự kiện khác nhau. Bạn không muốn mình ở trong sự kiện như ở Nhật phải không?
7. Bẫy độ chắc chắn giả
Mọi người có thiên hướng vốn đập thêm vốn để gỡ lại những phần tiền đã mất.
Trong khi họ tránh rủi ro khi họ đang có hoạt động đầu tư tích cực hoặc lãi nhỏ.
Ví dụ: Rất nhiều người có tài sản tương đối lớn từ bất động sản dù một năm họ chỉ cần lãi ít 3-5% thôi cũng được nhưng họ sẽ không chấp nhận mạo hiểm vào thị trường chứng khoán hoặc crypto vì họ đang có lời và họ chả có lý do gì đi tìm kiếm cơ hội nữa.
Trong khi những con bạc bị mất đa số tiền thì động cơ gỡ gạc rất mạnh họ tìm mọi cách để lấy lại tiền. Thật không may thị trường rất tàn nhẫn với người thua lỗ và đối xử rất tử tế với người hiểu biết về rủi ro.
8. Bẫy ưu việt
Một số nhà đầu tư luôn nghĩ mình giỏi hơn các chuyên gia. Họ cho rằng mình biết hết mọi thứ và không cần nghe ai cả. Những người này là con mồi béo bở cho thị trường tài chính tàn nhẫn. Họ cho rằng mình biết hết nhưng thực ra họ chả biết gì cả, họ chơi với những người thua lỗ giống mình nên họ nghĩ ai cũng thua lỗ
Khi họ nhận ra rằng mình không là gì cả, họ chỉ là hạt cát giữa xa mạc, khi thua lỗ họ có gào thét thì chả ai thèm nghe đâu.
Nguồn tham khảo từ investopedia
Để tránh các bẫy tâm lý này bạn cần biết rằng thị trường tài chính là nơi tạo cơ hội nhưng cũng vô cùng tàn nhẫn và rủi ro với người không hiểu biết rõ. Bạn cần công thức giao dịch, hệ thống xác suất thắng cao trên 70% và hệ thống quản trị rủi ro nếu muốn theo đuổi lĩnh vực này đủ lâu. Tham gia các chương trình tại nhietketaichinh.com, liên hệ https://t.me/minhthang88
Nhiều tác giả đã viết về những cạm bẫy tâm lý hoặc hành vi khiến mọi người đi sai hướng với cuộc sống của họ nói chung. Khá thường xuyên, một số dạng tâm lý rối loạn chức năng cổ điển thể hiện trực tiếp trong hành vi đầu tư.Ở đây, chúng ta hãy xem…
Comments
Leave a Reply Cancel reply
THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
Lưu trữ
- Tháng Chín 2023
- Tháng Tám 2023
- Tháng Bảy 2023
- Tháng Năm 2023
- Tháng Tư 2023
- Tháng Ba 2023
- Tháng Hai 2023
- Tháng Mười 2022
- Tháng Tư 2022
- Tháng Mười 2021
- Tháng Chín 2021
- Tháng Sáu 2021
- Tháng Tư 2021
- Tháng Ba 2021
- Tháng Hai 2021
- Tháng Một 2021
- Tháng Mười Một 2020
- Tháng Mười 2020
- Tháng Chín 2020
- Tháng Bảy 2020
- Tháng Sáu 2020
- Tháng Năm 2020
- Tháng Tư 2020
- Tháng Ba 2020
- Tháng Một 2020
- Tháng Mười Hai 2019
- Tháng Mười Một 2019
- Tháng Mười 2019
- Tháng Chín 2019
- Tháng Tám 2019
- Tháng Bảy 2019
Quá đúng tâm lý luôn anh ơi