Chu kỳ thị trường tài chính là gì?

Chu kỳ thị trường tài chính là gì? các khái niệm, lịch sử và đặc điểm chu kỳ

Chu kỳ thị trường tài chính là gì?

Thay vì nghiên cứu đến thước đo giá cả đâu là vùng mua, đâu là vùng bán, giá sẽ đi bao xa và đến đâu là cực đại thì trong thuyết chu kỳ người ta chỉ quan tâm đến yếu tố thời gian. Đâu là điểm bắt đầu tăng và đâu là điểm kết thúc chu kỳ tăng.

Chu kỳ thị trường tài chính là khoảng cách thời gian giữa 2 đáy và khoảng thời gian này có xu hướng lặp lại liên tục
Một chú ý ở đây là chu kỳ thị trường tài chính xét giữa 2 đáy chứ không phải xét ở sóng tăng (mọi người hay gọi là chu kỳ tăng) hoặc sóng giảm (chu kỳ giảm)

Chu kỳ thị trường tài chính là gì?

Ví dụ với giá bitcoin từ 2012 – 2019 hoàn tất 2 chu kỳ khoảng 4 năm (xem thêm về chu kỳ 4 năm của bitcoin)
Chu kỳ đầu tiên bắt đầu từ cuối 2011 và kết thúc vào giữa 2015
Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ cuối 2015 đến cuối 2018

Lịch sử nghiên cứu chu kỳ 100 năm qua

Chu kỳ không phải khái niệm mới mà chúng ta vẫn thường nghe chu kỳ kinh tế khoảng 5 năm hay 10 năm với thị trường tài chính hiện nay. Tuy nhiên, cách đây 100 năm, những người nghiên cứu như Gann đã đưa ra những chu kỳ 90 năm hay 144 năm. 2 con số 90 và 144 là con số ưu thích của Gann. Ngoài ra, Gann còn sử dụng các mùa vụ, các chu kỳ chiêm tinh để phân tích thị trường hàng hóa

Năm 1941, Dewey tổ chức Quỹ Nghiên cứu về Cycles. Đây cũng là tổ chức lâu đời nhất tham gia vào nghiên cứu chu kỳ và đi đầu trong lĩnh vực này. Quỹ xuất bản tạp chí Cycles, trình bày nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả sinh thái du mục và kinh doanh.

Lịch sử nghiên cứu chu kỳ 100 năm qua

JM Hurst là một kỹ sư người Mỹ, trong những năm 1960 và 1970, là nhà nghiên cứu đầu tiên sử dụng sức mạnh của máy tính hiện đại để điều tra các chu kỳ trên thị trường tài chính. JM Hurst rộng rãi ngày nay được công nhận là ‘cha đẻ’ của phân tích tuần hoàn hiện đại và các ý tưởng của ông thường được chấp nhận là phương pháp tối ưu để giao dịch theo chu kỳ. Vào cuối những năm 1960, Hurst đã xuất bản một cuốn sách có tên “Điều kỳ diệu về lợi nhuận của thời gian giao dịch chứng khoán”, cuốn sách vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và đã rất phổ biến trong những năm qua.

JM Hurst cha đẻ nghiên cứu chu kỳ

Ngày nay chu kỳ được rất nhiều người sử dụng nhưng những người như Gann, Dewey, Hurst đã đặt nền móng về chu kỳ cả trăm năm qua rồi.
Với sự giúp sức của máy tính thì xác định chu kỳ thị trường tài chính hiện nay không phải quá khó nữa.

Các đặc điểm của một chu kỳ

Mặc dù thuyết về chu kỳ thị trường tài chính là rất hấp dẫn nhưng không phải ai cũng có thể lĩnh hội được ngay cả máy tính chỉ dựa trên các tính toán theo phương trình toán học và những phương trình này dựa vào giá quá khứ. Trong khi giá tương lai sẽ làm thay đổi các giá trị trong phương trình gốc ban đầu. Hiểu được concept ý tưởng và chu kỳ giúp bạn linh hoạt hơn ở mỗi thị trường khác nhau. Ngoài ra, những yếu tố chiêm tinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khoảng thời gian đảo chiều (tham khảo lớp chiêm tinh và chu kỳ của nhietketaichinh.com)

Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng khi nghiên cứu chu kỳ:

  • Chu kỳ là khoảng cách giữa 2 đáy: lý do nghiên cứu các đáy vì các đỉnh chu kỳ thường không đồng bộ như các đáy.
chu kỳ thị trường tài chính đồng bộ giữa các đáy
Chu kỳ lớn màu hồng bao có thể nghiên cứu theo 2 chu kỳ màu xanh lá cây và màu xanh lam, mỗi chu kỳ con này có 2 chu kỳ trong đó. Để ý các đỉnh không nhất thiết đồng bộ với nhau. Nhưng các đáy (điểm bắt đầu và kết) của 3 chu kỳ đều ở một khoảng thời gian nhất định
  • Chu kỳ có thể chia thành 2 hoặc 3 chu kỳ con. Và chu kỳ đang nghiên cứu có thể là chu kỳ con của chu kỳ 2 lần hoặc 3 lần nó.
  • Chu kỳ có độ lệch thời gian
    Ở trên ta đã biết chu kỳ là khoảng thời gian lặp lại nhưng không hoàn toàn đúng trong tất cả thời gian. Mà chu kỳ luôn có độ lệch, với những nhà nghiên cứu như Raymond Merrimand thì chu kỳ có độ lệch 1/6 tổng thời gian nghiên cứu. Ví dụ chu kỳ 50 tuần có độ lệch 1/6 (50 * 1/6 = 8.3 tuần) ứng với biên độ từ 42-58 tuần.
  • Chu kỳ cuối thường bị bóp méo: Chu kỳ cuối thường là một chu kỳ nhỏ của chu kỳ lớn hơn. Do yếu tố đáy đồng bộ của chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn nên chu kỳ nhỏ có thể kéo dài thời gian hoặc ngắn hơn dự kiến.
  • Luôn theo dõi chu kỳ lớn trước: đặc điểm này giống phân tích kỹ thuật đa khung thời gian. Luôn nghiên cứu từ tổng thể đến chi tiết.

Trên đây là giới thiệu cơ bản về chu kỳ trong phân tích thị trường tài chính. Nếu bạn muốn học phân tích chiêm tinh và xác định chu kỳ hoặc thời gian đảo chiều có thể tham khảo chương trình cho hội viên bằng cách liên hệ Minh Thắng Tradecoin theo Telegram: https://t.me/minhthang88 hoặc theo dõi các video hàng tuần trên youtube nhé

Chu kỳ thị trường tài chính là gì? các khái niệm, lịch sử và đặc điểm chu kỳ Chu kỳ thị trường tài chính là gì? Thay vì nghiên cứu đến thước đo giá cả đâu là vùng mua, đâu là vùng bán, giá sẽ đi bao xa và đến đâu là cực đại thì…

Leave a Reply